Mít là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi cái hương vị thơm ngọt đặc trưng của nó. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc rằng không biết 100g mít bao nhiêu calo, ăn mít có tác dụng gì tốt hay có hại gì không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế theo dõi bài viết dưới đây.
100G MÍT BAO NHIÊU CALO?
Mít là loại trái cây được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Á và Brazil. Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ. Cây mít là loại cây thân gỗ nhỡ, có chiều cao trung bình từ 8 – 15 mét và là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất trong số các loài thảo mộc.
Quả mít có tên tiếng Anh là Jackfruit, tên khoa học là Artocarpus heterophyllus. Quả mít có hình bầu dục với kích thước tương đối lớn lên tới 35kg. Vỏ mít xù xì, có gai nhỏ và thường có màu xanh hoặc vàng. Mít có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là: mít dai, mít thái, mít tố nữ,…
Vậy 100g mít bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu, trong 100g thịt mít tươi chứa khoảng 95 calo. Mức calo này được chuyên gia đánh giá ở mức trung bình, không quá cao so với các loại trái cây khác.
Đối với các loại mít khác nhau, lượng calo cũng có phần chênh lệch. Cụ thể:
- 100g mít thái chứa khoảng 95 kcal
- 100g mít mật chứa khoảng 124 kcal
- 100g mít non chứa khoảng 155 kcal
Ngoài ra, mức calo trong mít tươi và các món ăn chế biến từ mít cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức calo từ một số món ăn từ mít sau:
- Mít sấy: 282 calo/100 gram
- Sữa chua mít: 154 calo/100 gram
- Xôi mít cốt dừa: 311 calo/100 gram
- Kem mít: 246 calo/100 gram
- Mít nhồi thịt hấp: 272 calo/100 gram
- Chè mít hạt đác rim: 189 calo/100 gram
- Mít dầm sữa đặc: 217 calo/100 gram
- Salad mít: 164 calo/100 gram
- Mít non kho: 229 calo/100 gram
- Canh mít non nấu tôm: 188 calo/100 gram
- Sinh tố mít: 253 calo/100 gram
Mít cũng là loại quả rất giàu giá trị dinh dưỡng. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), trong 100g thịt mít có chứa khoảng:
- Calo: 94 Kcal
- Chất béo: 0.64g
- Chất bột đường: 24g
- Carbohydrate: 23.5g
- Chất xơ: 4g
- Protein: 1.72g
- Canxi: 34mg
- Sắt: 0.6mg
- Photpho: 21mg
- Magie: 37mg
- Kali: 303mg
- Natri: 3mg
- Đồng: 0.2mg
- Vitamin A: 110 IU
- Vitamin C: 13.7mg
- Vitamin E: 0.34mg
- Vitamin B6: 0.105mg
- Niacin B3: 0.92mg
- Riboflavin B2: 0.05mg
- Folate: 24mcg
- Kẽm: 0.42mg
- Manga: 0.2mg
- Selen: 0.6mcg.
Tác dụng của mít đối với sức khỏe con người
Với bảng thành phần trên, chúng ta có thể khẳng định mít không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng điểm qua những tác dụng tuyệt vời của mít đối với sức khỏe con người:
- Kiểm soát đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) trong quả mít được cho là khá thấp. Đây là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ các thực phẩm giàu chất bột đường. Mít có khả năng kiểm soát đường huyết tốt nhờ vào lượng chất xơ dồi dào trong nó. Hàm lượng chất xơ này có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu.
Ngoài ra, protein trong mít có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp hạn chế việc cơ thể tăng đường quá nhanh sau bữa ăn.
- Mít có lợi ích gì? Tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng để phòng ngừa hiện tượng viêm nhiễm, nam giới nên tiêu thụ 90mg vitamin C mỗi ngày, còn nữ giới nên tiêu thụ khoảng 75mg mỗi ngày. Trong khi đó, mít có chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao. Cụ thể, trong 100 gram mít có chứa 22,6mg vitamin C, tương đương với 20% nhu cầu mà cơ thể con người cần mỗi ngày. Chính vì vậy, bạn hãy thường xuyên ăn mít để tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể, đồng thời nâng cao sức khỏe của bản thân.
- Ăn mít có tác dụng gì? Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin C dồi dào cùng nhiều chất chống oxy hóa trong trái mít có khả năng giúp cải thiện khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Qua đó có thể giúp cơ thể kháng lại các virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Trái mít có chứa các thành phần có khả năng chống viêm loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong loại quả này có khả năng ngăn ngừa táo bón, giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ngoài ra, ăn mít giúp cơ thể loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng)
- Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Lượng vitamin B6 dồi dào trong mít giúp làm giảm lượng homocysteine, đồng thời bảo vệ các mạch máu và tế bào khỏi bị tổn thương, viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Ngoài ra, mít chứa hàm lượng lớn chất xơ và kali rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Theo nghiên cứu, kali là chất có khả năng làm giảm áp lực mà muối gây ra lên động mạch, trong khi đó, chất xơ làm giảm mức cholesterol trong máu. Do vậy, bạn hãy ăn mít thường xuyên để giữ cho mình một trái tim luôn khỏe mạnh.
- Ăn mít có tốt không? Giúp cải thiện thị lực
Mít có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt của con người như: vitamin A, Beta-carotene, Lutein Zeaxanthin. Chúng giúp chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ mắt, đồng thời ngăn ngừa cơ thể mắc các bệnh liên quan đến mắt như: thoái hóa điểm vàng, quáng gà,…, và giúp cải thiện thị lực.
- Hỗ trợ làm đẹp da
Thành phần flavonoid, lignans, isoflavone và saponin trong mít là các hợp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chúng có khả năng ức chế sự phát triển của hắc sắc tố da melanin, đồng thời tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, vitamin C trong trái mít là loại khoáng chất có khả năng sản sinh collagen- chất giúp làn da của bạn luôn căng mịn, tràn đầy sức sống.
- Ngăn ngừa ung thư
Bên cạnh nguồn vitamin C dồi dào, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins. Tổ hợp các chất này có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa của các tế bào. Do vậy, ăn mít thường xuyên có thể hỗ trợ bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến thoái hóa.
- Bảo vệ tuyến giáp
Mít có chứa đồng – khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy, ăn nhiều mít sẽ giúp cơ thể bạn kích thích khả năng hấp thu, điều hòa và tổng hợp các hormon tuyến giáp, từ đó phòng ngừa bệnh về tuyến giáp một cách hiệu quả.
- Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Mít có chứa các thành phần có khả năng cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể như: carbohydrates (chiếm 92% nguồn dinh dưỡng), đường fructose và sucrose. Đặc biệt, lượng carbohydrates dồi dào trong trái mít giúp bạn cảm thấy luôn tràn trề năng lượng để có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.
- Tốt cho sức khỏe xương khớp
Canxi có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương; chống còi xương ở trẻ em và ngăn ngừa hiện tượng loãng xương, gãy xương ở người lớn. Kali hỗ trợ việc hình thành hệ thống xương chắc khỏe và giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương. Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam thì trong 100g thịt mít có tới 368 mg kali và 21mg canxi – hai nguyên tố cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện tình trạng loãng xương.
- Phòng ngừa tình trạng thiếu máu
Mít là loại trái cây rất giàu sắt- thành phần quan trọng giúp bổ máu, tăng lưu thông khí huyết giúp kiểm soát máu trong cơ thể hiệu quả. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng, bạn hoàn toàn có thể ăn mít để bổ sung năng lượng, ngăn ngừa hiện tượng thiếu chất mà không sợ bị tăng cân.
- Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Mít chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, cung cấp lượng lớn canxi, bảo vệ da và kiểm soát hormone khi mang thai.
Theo dân gian, mít non có tác dụng bổ tỳ và làm thông tuyến sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú mà có ít sữa có thể tham khảo bổ sung loại trái cây này.
Những lưu ý khi ăn mít
Với những công dụng tuyệt vời trên, chúng ta có thể thấy ăn mít rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mít hoặc ăn sai cách, chúng sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như: nóng trong, đầy bụng, dễ nổi mụn nhọt lở loét, …. Do vậy, để phát huy tối đa công dụng của loại quả này cũng như tránh những tác hại mà nó đem lại, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn mít khi đói
Ăn mít khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, gây ra các tình trạng tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng,… ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Chính vì vậy, tốt nhất bạn hãy ăn mít sau khi ăn cơm khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
- Ăn nhiều mít có tốt không? Không ăn quá nhiều mít
Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn từ 80-100g mít, tương đương 4-5 múi. Nguyên nhân là do trong thành phần dinh dưỡng của mít có chứa rất nhiều đường và các dưỡng chất khác, nên nếu bạn ăn quá nhiều mít cùng một lúc sẽ khiến bạn bị khó tiêu. Đồng thời, việc này dẫn đến tình trạng nóng gan, ảnh hưởng đến thận, khiến bạn dễ mắc các bệnh rôm sảy, mẩn ngứa, phát ban,…
- Hạn chế ăn mít vào buổi tối
Hàm lượng chất xơ trong trái mít rất cao nên có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa nếu bạn ăn chúng vào buổi tối. Vì vậy, bạn nên tránh ăn mít, nhất là hạt mít vào buổi tối để tránh gặp phải hiện tượng chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Các chuyên gia khuyến cáo những người sau đây nên hạn chế việc ăn quá nhiều mít:
- Người có cơ địa nóng trong, thường xuyên nổi mụn nhọt, rôm sảy.
- Người cao huyết áp.
- Người hay đầy bụng, khó tiêu.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người mắc các bệnh liên quan đến thận.
- Người có sức khỏe yếu, bị suy nhược cơ thể.
NÊM THAM KHẢO THÊM:
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi 100g mít bao nhiêu calo, đồng thời biết được những công dụng tuyệt vời mà mít đem lại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, những lưu ý về cách ăn mít trong bài viết cũng giúp bạn tránh gặp phải các tác hại mà loại trái cây này có thể gây ra.