Địa chỉ: Số 12 - 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
phòng khám đa khoa y học quốc tế

Cơ sở y tế chất lượng cao

Được Sở y tế Hà Nội cấp phép
0836 633 399

Ăn cá nục có bị ho không?

Bác Sĩ Hà Thị Huệ - 10-06-2023

  • 1288
  • 91

Ăn cá nục có bị ho không

Cá nục là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có giá thành bình dân, phù hợp với nhiều gia đình. Tuy nhiên, có rất nhiều người truyền tai nhau rằng việc ăn cá nục có thể gây kích ứng, khó thở và dẫn đến triệu chứng ho kéo dài. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Ăn cá nục có bị ho không? Băn khoăn này sẽ được giải đáp ngay ở bài viết dưới đây!

TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ CÁ NỤC

Cá nục là một loại cá nước mặn có kích thước nhỏ, bề ngang tròn và hơi dẹt, phần da cá có màu xám bạc hoặc đen xám, bóng nhẹ.

Loại cá này có giá trị dinh dưỡng cao và thường được sử dụng làm thực phẩm hoặc làm mồi bắt cá. Với nguyên liệu là cá nục, chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ngon khác nhau như: Cá nục kho, cá nục hấp xì dầu, cá nục chiên, cá nục nướng mỡ hành, bún cá nục, canh chua cá nục,…

KHÁM PHÁ NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CÁ NỤC

Trong cá nục có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như: Protein, vitamin A, C, D, canxi, sắt, magie, photpho, kali, kẽm, đồng, Omega 3, 6,…

Việc ăn cá nục có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tăng cường chức năng của não bộ

Trong cá nục có chứa nhiều Omega – 3, dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của não bộ. Ngoài ra, Omega – 3 còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương và lão hóa. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer ở người cao tuổi.

  • Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Hàm lượng omega 3 và kali có trong cá nục sẽ giúp duy trì nhịp tim ổn định và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

  • Cải thiện sức khỏe của hệ xương răng

Trong cá nục có chứa nhiều canxi và vitamin D – đây là hai dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường sự chắc khỏe của hệ xương răng, phòng ngừa các bệnh loãng xương, đau khớp.

  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Hàm lượng kẽm và vitamin C có trong cá nục sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.

ĂN CÁ NỤC CÓ BỊ HO KHÔNG?

Khi bị ho, các loại hải sản, trong đó có cá nục không phải là những thực phẩm được khuyến khích sử dụng. Bởi vảy cá có thể gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, thậm chí bị dính, mắc ở cổ họng, dẫn đến tình trạng ngứa họng và ho. Ngoài ra, thành phần protein trong tôm, cá cũng có thể gây dị ứng ở một số người. Từ đó, có thể dẫn đến những cơn ho dữ dội.

Bên cạnh các loại hải sản, thì những người đang bị ho cũng cần tránh ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn cay nóng: Khi bị viêm họng, ho thì niêm mạc họng vốn đã bị tổn thương, có các biểu hiện viêm sưng, đau rát và đỏ. Lúc này, nếu người bệnh ăn các món ăn có chứa gia vị cay nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt,… thì sẽ có thể gây kích thích cổ họng, dẫn đến các triệu chứng ho, sặc vô cùng nguy hiểm.
  • Các loại rau củ có nhiều chất nhầy: Cụ thể như rau mồng tơi, khoai sọ, rau đay, củ từ,… Lượng chất nhầy trong các loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết dịch đờm, gây kích thích cổ họng và kéo theo những cơn ho dai dẳng.
  • Kiêng những món chiên rán: Đối với những người bị viêm amidan, viêm họng thì thường sẽ bị khó nuốt, đau khi nuốt. Các món ăn chiên rán khá cứng, có thể gây ma sát với niêm mạc cổ họng, làm các triệu chứng càng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, các món ăn chiên, xào, nướng,… còn dễ gây khó tiêu, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Đồ lạnh: Các đồ lạnh có thể gây kích thích cổ họng, khiến triệu chứng ho càng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi bạn sử dụng đồ ăn, đồ uống lạnh, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh, gây tổn thương cho phổi. Mà các bệnh ở phổi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ho. Do đó, tốt là những người đang bị ho không nên ăn kem, uống nước lạnh, sinh tố lạnh,…
  • Thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà vì caffeine là một chất có đặc tính lợi tiểu nhẹ, có thể kích thích đi tiểu. Từ đó, khiến cơ thể bạn bị mất nước, dẫn đến cổ họng khô, gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng.
  • Hạn chế uống sữa: Những người đang bị ho không nên uống sữa vì loại thực phẩm này sẽ kích thích tạo chất nhầy, làm tăng lượng đờm tiết ra. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

BỊ HO NÊN ĂN GÌ CHO NHANH KHỎI ?

Để nhanh khỏi bệnh, những người bị ho nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn lỏng, dễ tiêu: Khi bị ho sẽ dễ gây ra tình trạng khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, các bạn nên ưu tiên lựa chọn các món ăn dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để hạn chế gây tổn thương cho cổ họng.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C: Rau củ quả giàu vitamin như cam, chanh, bưởi, súp lơ, khoai lang; các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ làm giảm ho mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể mau phục hồi.
  • Ăn nhiều tỏi, hành tây: Đây là những thực phẩm có tác dụng kháng viêm, ức chế và tiêu diệt virus. Trong tỏi và hành tây có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị ho và viêm họng.
  • Mật ong: Có tính kháng viêm mạnh mẽ, có thể giúp xoa dịu những ho kéo dài. Các bạn chỉ cần ăn một thìa nhỏ mật ong hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào mỗi sáng là có thể giúp kháng khuẩn, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI BỊ HO

Bên cạnh quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, những người bị ho cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tăng hiệu quả điều trị và nhanh khỏi bệnh:

  • Không hút thuốc: Thói quen này hút thuốc lá, thuốc lào có thể gây ho kéo dài và dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm;
  • Không ăn quá no vào buổi tối: Trào ngược dạ dày thực quản được xem là một nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ho dai dẳng. Do đó, người bệnh không nên ăn no quá mức vào buổi tối, vì thói quen này có thể làm dạ dày tăng tiết dịch axit để tiêu hóa thức ăn. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị trào ngược và dẫn đến ho.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để xông và rửa mũi thường xuyên trong lúc đang bị ho.
  • Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ các vi khuẩn có trong miệng.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức đề nâng cao sức đề kháng;
  • Hạn chế vận động mạnh. Nếu không biết kiểm soát nhịp thở, việc vận động mạnh sẽ có thể dẫn đến việc thở bằng miệng nhiều hơn, từ đó gây khô rát cổ họng và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh;
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường bị ô nhiễm, quá lạnh hoặc ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: Ăn cá nục có bị ho không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được hỗ trợ và giải đáp cụ thể.

Tags

SHARE:

đặt hẹn khám online

Để nhận ưu đãi từ phòng khám

BẢN QUYỀN @ 2020 THUỘC VỀ phòng khám đa khoa y học quốc tế