Có không ít những lời khuyên truyền miệng cho rằng ăn ốc khi có những vết thường sẽ khiến vết thường hình thành nên sẹo lồi. Như vậy thì thực hư việc ăn ốc có bị sẹo lồi không, cùng nhau tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về sẹo lồi và ốc có khiến bạn bị sẹo lồi không nhé.
SẸO LỒI LÀ GÌ? CHÚNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Sẹo lồi là những vết sẹo lớn thường nổi lên trên bề mắt da sau khi những vết thường lành lại. Phần lớn sẹo lồi thường xuất hiện sau những vết thường lớn do phẫu thuật hoặc tai nạn gây ra. Sẹo lồi có thể sẽ đau hoặc không đau tùy vào cơ địa và nguyên nhân, tình trạng của những vết thương khác nhau.
Sẹo lồi thường là những vết sẹo có màu đỏ hồng, da hoặc màu hơi thâm, có thể to hơn so với kích thước của vết thương và sau khi vết thương đã lành, sẹo lồi hoàn toàn lành tính nhưng về mắt hình ảnh thì chúng rất mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi thường chủ yếu do sự mất cân bằng về số lượng, trật tự của những mô sợi dưới da. Lượng collagen hình thành giúp hỗ trợ chữa lành vết thương, những do những yếu tố mất cân bằng nên khiến chúng tăng tiết quá nhiều và vượt quá mức cần thiết nên gây ra tích tụ trên bề mặt vết thương, và dẫn đến hình thành những vết sẹo lồi.
ĂN ỐC CÓ BỊ SẸO LỒI KHÔNG?
Khi cơ thể bạn có những vết thương hở do tai nạn, phẫu thuật hoặc những vết thường do bất cẩn thì ngoài việc vệ sinh, chăm sóc để tránh nhiễm trùng, sưng viêm ra thì việc chú ý ăn uống để viết thường mau lành, ít để lại sẹo cũng là điều rất quan trọng.
Để hạn chế vết thường bị sưng đâu, viêm nhiễm hoặc hình thành những vết sẹo lồi thì việc lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng. Một số những thực phẩm mà bạn cần tránh để không hình thành những vết sẹo lồi xấu xí trên da. Một số những loại thực phẩm bạn cần kiêng như: hải sản, đồ tanh, thịt bò, đồ nếp, rau muống…. Vậy thì ăn ốc có bị sẹo lồi không?
Ốc là loài sống ở chủ yếu ở nước ngọt, đồng ruộng sống suối. Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ốc ảnh hưởng đến vết thường hở ra sao và chắc chắn ăn ốc sẽ hình thành nên những vết sẹo lồi. Tuy nhiên ốc là thực phẩm hàn tính và có tính tanh, nên bạn nên hạn chế ăn ốc khi có những vết thương hở đang chưa lành.
Ngoài việc có nguy cơ hình thành sẹo lồi do ăn ốc ra thì việc ăn ốc trong thời gian này còn gây ra những ảnh hưởng không tốt khác như: khiến vết thường sưng đau, mưng mủ, sưng nhức khó chịu, lâu lành hơn…
Ăn ốc có bị sèo lồi không? Ốc là loại vật sinh sống chủ yếu tại những vùng nước nông, nước lợ và nước ngọt. Ăn ốc rất dễ khiến vết thương xuất hiện tình trạng đau nhức, tụ mủ, gây khó chịu cho vết thường… Đặc biệt là ốc sẽ ảnh hưởng và gây ức chế đối với quá trình đông máu, làm vết thường khó lành bởi không có điều kiện thuận lợi để đông máu làm lành miệng vết thương.
NÊN XEM THÊM:
NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH LÀNH VÀ HẠN CHẾ BỊ SẸO LỒI
Ngoài ốc bạn nên hạn chế ra thì để vết thường nhanh chóng phục hồi cung những hạn chế bị sẹo lồi thì bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm khác và cần tăng cường những thực phẩm lành mạnh để vết thường nhanh lành. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên và không nên ăn khi có những vết thường hở do tai nạn, phẫu thuật…
Nên bổ sung những thực phẩm có lợi để vết thường chóng lành và hạn chế viêm, nhiễm trùng
Khi bị thương, cơ thể cần một lượng lớn vitamin và chất xơ để kích thích quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Một số thực phẩm cần được bổ sung, tăng cường để giúp hỗ trợ lành và làm mờ sẹo lồi mà bạn nên bổ sung như:
- Những loại rau củ quả, trái cây:
Trái cây là thực phẩm tuyệt vời khi cung cấp hàng trăm các chất dinh dưỡng, khoáng chất và các loại vitamin khác nhau, cần thiết đối với sự phát triển và phục hồi của cơ thể. Trong thành phần trái cây và rau quả có ích cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C và chất xơ sẽ có tác dụng kháng khuẩn tốt, chống oxy hóa, sẽ cần cho các vết sẹo lồi mới được hình thành.
- Những loại hạt, ngũ cốc:
Các loại hạt và ngũ cốc đặc biệt là những loại ngũ cốc nguyên hạt là các thực phẩm chứa rất nhiều kẽm – một trong những thành phần quan trọng không thể nào thiếu để giúp hỗ trợ điều trị sẹo lồi hiệu quả. Kẽm sẽ có tác dụng hỗ trợ enzym sản sinh ra collagen hồi phục và tái tạo làn da nhanh chóng hơn.
- Nên sử dụng nghệ tươi:
Nghệ tươi được xem là “thần dược” trị sẹo mà ai ai cũng biết đến công dụng này của nghệ. Nghệ có chất curcumin sẽ có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng rất hiệu quả và hạn chế được việc hình thành sẹo lồi.
Một số những thực phẩm cần tránh để vết thường nhanh lành và hạn chế hình thành sẹo lồi
- Hạn chế ăn hải sản
Các loại hải sản bao gồm cả ốc chính là những thực phẩm mà bạn cần tránh, cần kiêng để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của các vết thương. Hải sản và ốc là những thực phẩm có tính hàn lạnh và đặc biệt là có tính tanh, khi ăn dễ khiến cơ thể bị kích ứng, dị ứng và đặc biệt là có thể khiến những vết thương hở bị mưng mủ, đau tức, khiến vết thương lâu lành hơn và rất dễ hình thành lên sẹo lồi.
- Không nên ăn rau muống
Rau xanh chính là thực phẩm được khuyến kích sử dụng trong mọi chế độ ăn uống. Tuy nhiên với những vết thương hở trên cơ thể thì bạn không nên ăn rau muống. Bởi vì rau muống có khả năng làm tăng sản sinh ra collagen quá mức cần thiết nên sẽ dẫn đến hình thành sẹo lồi.
- Không nên ăn trứng
Trứng là thực phầm lành tính và là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên với những người đang có những vết thương hở thì không nên ăn trứng. Bởi vì trứng có đặc tính thúc đẩy việc sản sinh những mô sợi collagen, làm sản sinh ra quá mức, dẫn đến da thừa và làm hình thành sẹo lồi tương tự như rau muống.
- Không nên ăn đồ nếp
Trong thời gian những vết thường chưa lành thì bạn cũng nên tránh ăn những món ăn được chế biến từ gạo nếp như: bánh trưng, xôi, bánh dày… Đồ nếp không chỉ khiến bạn gia tăng nguy cơ hình thành nên những vết sẹo lồi mà còn là nguyên nhân khiến vết thường đau nhức, ngứa ngày, và lâu lành hơn, thậm chí là gây ra tình trạng mưng mủ và dẫn đến viêm, nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bao lâu thì bạn có thể ăn ốc và các loại hải sản?
Bạn có thể ăn ốc sau khi những vết thương hở lành hẳn. Chú ý là vết thường phải lành lại hoàn toàn mới có thể ăn ốc trở lại, nên kiêng cả khi vết thương đang hình thành da non.
Để nói là bao lâu thì được ăn ốc trở lại thì sẽ phục thuộc và quá trình phục hồi của mỗi người khác nhau:
- Đối với người có vết thường mổ sau sinh: Mẹ sinh mổ nên ăn ốc sau khoảng 6 tuần khi vết mổ đã lành hoàn toàn.
- Đối với những người phẫu thuật thẩm mĩ: Thời gian trung bình đối với người cắt mí, nâng mũi, nâng ngực là khoảng 1 tháng sau phẫu thuật. Nếu vết mổ đã liền, đẹp hoàn toàn, người phẫu thuật thẩm mỹ có thể ăn ốc trở lại bình thường.
- Đối với một số phẫu thuật khác: Tùy vào từng loại phẫu thuật và cơ địa của từng người thì thời gian kiêng ăn ốc là khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của vết thương.
Ăn ốc có bị sẹo lồi không? Nên kiêng những thực phẩm nào khi có vết thương? … Hy vọng với các thông tin mà Đa Khoa Y Học Quốc Tế đã chia sẻ sẽ giúp cho bạn có được thông tin hữu ích trong phương pháp điều trị da các vết thương hở và hạn chế việc hình thành những vết sẹo lồi.