Địa chỉ: Số 12 - 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
phòng khám đa khoa y học quốc tế

Cơ sở y tế chất lượng cao

Được Sở y tế Hà Nội cấp phép
0836 633 399

Ăn tỏi có tác dụng gì và tác hại gì cần lưu ý?

Bác Sĩ Hà Thị Huệ - 13-05-2023

  • 142
  • 68

Ăn tỏi có tác dụng gì và tác hại gì cần lưu ý

Ăn tỏi có tác dụng gì và tác hại gì cần lưu ý? Tỏi là một trong những gia vị phổ biến được dùng đề chế biến nhiều món ăn của người Việt. Tỏi có nhiều lợi ích sức khỏe và y học cổ truyền coi tỏi như một vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi không đúng cách cũng có thể gây ra những tác hại ngoài mong muốn.

Tỏi là gì và giá trị dinh dưỡng của tỏi

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tỏi thuộc họ hành, bên trong chứa các mảnh nhỏ, được gọi là tép tỏi. Hiện vẫn chưa có lời giải đáp cho xuất xứ của tỏi nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của tỏi có thể đến từ Trung Á.

Theo các ghi chép để lại, người dân Ấn Độ và Ai Cập đã trồng tỏi từ cách đây hơn 5.000 năm, sau đó, tỏi được mang đến trồng ở Trung Quốc và châu Âu.

Nghiên cứu cho thấy, tỏi giàu giá trị về dinh dưỡng. 100 gram tỏi có thể bổ sung 6.36 gram protein, 33 gram carbohydrates, 150 calo cùng các vitamin như A, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6,…), C, các khoáng chất (như sắt, canxi, kali, mangan, ma giê, phốt pho,…)

Ăn tỏi có tác dụng gì và tác hại gì cần lưu ý?

Dưới đây là giải đáp của chuyên gia phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế cho câu hỏi ăn tỏi có tác dụng gì và tác hại gì cần lưu ý.

Ăn tỏi có tác dụng gì?

Chứa nhiều hoạt chất có lợi, ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình như:

  • Tác dụng ngăn ngừa cảm cúm: Nghiên cứu cho thấy, hợp chất sulfur được tìm thấy trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh. Do đó, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa cảm cúm và các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, virus. Mỗi ngày ăn 2 -3 tép tỏi sống có thể giúp giảm 63% nguy cơ cảm cúm, rút ngắn 70% thời gian bị cảm.
  • Tác dụng phòng ngừa ung thư: Tỏi giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư đường ruột. Theo các chuyên gia, tỏi ức chế quá trình nitrat chuyển hóa thành nitrite trong cơ thể, từ đó ngăn cản sự hình thành nitrosamine giúp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, ăn tỏi còn ngăn cản sự xâm hại của các độc tố, kim loại nặng, các chất gây ung thư đối với cơ thể con người. Thành phần germanium cùng với selen có trong tỏi còn giúp cơ thể chống lại quá trình đột biến tế bào, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do gây ung thư.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư: Các hoạt chất có trong tỏi, điển hình là diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng khối u, giúp giảm kích thước khối u ác tính. Nghiên cứu cho thấy, tỏi có công dụng giúp ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của nhiều bệnh ung thư khác nhau, như ung thư vú, dạ dày, vòm họng, đại tràng, thực quản, tiền liệt tuyến ở nam giới, gan, bàng quang,…
  • Tác dụng cải thiện chức năng xương khớp: Trong tỏi giàu các vitamin C, B6, mangan, kẽm,… các chất chống oxy hóa, enzyme,… theo các bác sĩ có tác dụng trong việc ngăn ngừa loãng xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp cho xương chắc khỏe hơn. Ở những người đang mắc các bệnh xương khớp, ăn tỏi có thể làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp một cách rõ rệt.
  • Tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch: Các bác sĩ nói rằng ăn tỏi sẽ có tác dụng hạ mức cholesterol “xấu” LDL đồng thời giúp tăng lượng cholesterol “tốt” HDL trong cơ thể. Điều này có thể giúp loại bỏ các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu. Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp thông qua việc làm giảm độ nhớt của máu, làm giãn mạch máu.
  • Tốt cho sinh lý: Ăn tỏi giúp tăng cường khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt ở những nam giới bị rối loạn cương dương. Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình cương cứng của dương vật sẽ cần đến enzyme nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi có thể hỗ trợ cơ thể giúp sản sinh ra loại enzyme này. Ngoài ra thì chất creatinine cùng với allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin có trong tỏi sẽ tham gia vào hoạt động cơ bắp, giúp cải thiện thể lực cho nam giới.
  • Cải thiện khả năng sinh sản: Nghiên cứu cho thấy, ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày trong khoảng 2 tháng giúp tăng đáng kể số lượng tinh trùng trong tinh dịch, từ đó cải thiện khả năng sinh sản ở phái mạnh.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật: Ăn tỏi giúp giảm biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt là tiền sản giật (có liên hệ với bệnh tăng huyết áp).
  • Giúp lọc độc tố ở trong máu: Allicin được tìm thấy trong tỏi sẽ giúp loại bỏ các chất gây hại ra khỏi cơ thể và giúp tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh.
  • Có tác dụng phòng ngừa bệnh Alzheimer: Một số thành phần có trong tỏi giúp bảo vệ các tế bào não, nhờ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi, điển hình là bệnh Alzheimer.
  • Có tác dụng làm đẹp da: Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, giúp phòng ngừa mụn trứng cá cùng các bệnh ngoài da khác.

Ăn tỏi có tác hại gì?

Ăn tỏi có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Các vấn đề có thể mắc phải khi ăn nhiều tỏi có thể kể đến là:

  • Gây tổn thương cho gan của bạn: Ăn tỏi quá nhiều có thể gây tổn thương cho gan. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu tỏi dùng với số lượng lớn có thể dẫn tới độc tính ở gan do dư thừa hàm lượng allicin.
  • Gây tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra nếu như người dân ăn tỏi khi bụng đang đói.
  • Gây buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng: Ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt là khi đói bụng có thể gây ra tình trạng ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trường Đại học Y Harvard ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng, trong tỏi có một số hợp chất có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tăng nguy cơ chảy máu: Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (NewYork, Mỹ), tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn tỏi trong ít nhất 2 tuần vì nó có thể gây ảnh hưởng không tốt tới huyết áp.
  • Gây chóng mặt: Ăn quá nhiều tỏi có thể gây hạ huyết áp dẫn tới chóng mặt.
  • Gây kích ứng da: Tỏi có chứa các men alliin lyase, nếu như ăn quá nhiều có thể gây kích ứng trên da.
  • Gây đau đầu: Ăn quá nhiều tỏi có thể gây kích thích dây thần kinh giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh neuropeptide dẫn tới tình trạng nhức đầu.
  • Có thể gây hại tới sức khỏe phụ nữ mang thai: Ăn nhiều tỏi có thể ảnh hưởng đến việc mang thai do làm tăng các phản ứng làm loãng máu có thể đe dọa tính mạng.

Những lưu ý khi ăn tỏi để đảm bảo sức khỏe

  • Khi chế biến tỏi, nên tiến hành băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10-15 phút sau đó mới ăn. Bởi sau khi thực hiện băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì lúc này tỏi mới tiết ra allicin có lợi cho sức khỏe.
  • Sau khi ăn tỏi, bạn có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh, nhai kẹo cao su,… để loại bỏ mùi hôi ở miệng do tỏi gây ra.
  • Các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tỏi lúc đói, nguyên nhân bởi tỏi có tính phân hủy và kích thích mạnh tới niêm mạc dạ dày và ruột nên nếu ăn tỏi vào lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ thống đường tiêu hóa, nhất là với những người có bệnh ở dạ dày, tá tràng.
  • Những người có bệnh liên quan tới mắt hoặc thị lực yếu cũng không nên ăn quá nhiều tỏi vì nó có thể gây kích thích mắt, tăng nguy cơ gây viêm viêm kết mạc, viêm giác mạc,…
  • Người dân không nên ăn tỏi sống khi đang bị tiêu chảy. Nguyên nhân bởi chất allicin có trong tỏi sẽ kích thích tới phần thành ruột dẫn tới phù nề, gây nghẽn các mạch máu có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh về gan bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tỏi vì tính nóng, về lâu về dài sẽ gây tổn thương cho gan.
  • Những người đang trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh HIV/AIDS, thuốc có tác dụng chống đông máu,… không nên ăn tỏi vì có thể gây ra tác dụng phụ không tốt tới sức khỏe.
  • Người đang có thể trạng suy yếu cũng không nên ăn tỏi.

Cách bảo quản tỏi

Để giữ được hương vị và dinh dưỡng của tỏi, bạn có thể bảo quản tỏi bằng cách:

  • Bảo quản tỏi trong ngăn mát tủ lạnh: Tỏi khô tiến hành bóc vỏ, rửa sạch. Tỏi đã bóc cho vào rổ, để nơi thoáng mát. Khi tỏi đã khô ráo, cho tỏi vào lọ thủy tinh, đậy chặt nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bảo quản tỏi bằng cách trữ đông tỏi: Tỏi khô sau khi tiến hành bóc vỏ, băm nhuyễn thì cho vào túi kín, đặt vào ngăn đông. Cách làm này giúp tỏi để được lâu mà không làm mất đi hương vị vốn có của nó.
  • Ngâm tỏi với giấm để bảo quản tỏi: Ngâm tỏi với giấm chua giúp bảo quản tỏi và giúp giấm thơm ngon hơn. Tiến hành bóc, rửa sạch tỏi, để ráo nước và bỏ vào lọ thủy tinh. Đổ ngập tỏi cùng với hỗn hợp giấm, đường, ớt và muối hòa tan, ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng.
  • Bảo quản tỏi bằng cách ngâm tỏi trong dầu: Tiến hành bóc từng tép tỏi, cho vào trong lọ thủy tinh. Đổ ngập tỏi bằng dầu ăn, đóng kín nắp, cho vào ngăn đông tủ lạnh. Phương pháp này rất hữu ích trong việc bảo quản tỏi và tiện lợi khi chiên rán.

Trên đây là giải đáp ăn tỏi có tác dụng gì và tác hại gì cần lưu ý. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại thông tin liên hệ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 để được bác sĩ tư vấn nhé.

Tags

SHARE:

đặt hẹn khám online

Để nhận ưu đãi từ phòng khám

BẢN QUYỀN @ 2020 THUỘC VỀ phòng khám đa khoa y học quốc tế