Địa chỉ: Số 12 - 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
phòng khám đa khoa y học quốc tế

Cơ sở y tế chất lượng cao

Được Sở y tế Hà Nội cấp phép
0836 633 399

Bà đẻ ăn mít được không?

Bác Sĩ Hà Thị Huệ - 11-05-2023

  • 169
  • 64

Bà đẻ ăn mít được không

Thơm ngon và giàu dinh dưỡng, mít là món ăn khoái khẩu của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người rỉ tai nhau rằng bà đẻ không nên ăn mít vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé. Điều này có đúng không, bà đẻ ăn mít được không?

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích chung của mít đối với sức khỏe

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, 100 gram mít có thể cung cấp: 94 kcal năng lượng, 0.64 gram chất béo, 24 gram carbohydrate, 1.72 gram đạm, 4 gram chất xơ.

Mít cũng giàu hàm lượng các vitamin và khoáng chất. 100 gram mít có thể cung cấp 110 IU vitamin A, 13.7 mg vitamin C, 0.34 mg vitamin E, 0.055 mg vitamin B2, 0.92 mg vitamin B3, 0.105 mg vitamin B6, 24 mcg folate, 34 mg canxi, 0.6 mg sắt, 37 mg ma giê, 21 mg phốt pho, 303 mg kali, 3 mg natri, 0.42 mg kẽm, 0.2 mg đồng, 0.2 mg mangan, 0.6 mcg selen,…

Từ các thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram mít nêu trên, mít là loại trái cây giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể: Mít là trái cây cung cấp vitamin C tuyệt vời giúp cơ thể chống tình trạng nhiễm virus, nhiễm khuẩn. Mít tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch thông qua việc cải thiện chức năng của bạch cầu.
  • Ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa: Ăn mít thường xuyên có thể góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa nhờ hàm lượng cao chất xơ. Ăn mít giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón. Nó cũng giúp phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa.
  • Rất tốt cho hệ thống thần kinh và cải thiện cơ bắp: Mít giàu các vitamin B1 và B6 rất cần thiết cho sự phát triển của các sợi cơ và dây thần kinh.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ ổn định huyết áp: Mít giàu khoáng chất có lợi, đặc biệt là khoáng chất kali đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Nó cũng là thành phần được tìm thấy nhiều trong tế bào cũng như trong các chất dịch của cơ thể. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ kali, bạn sẽ giữ được nhịp tim và huyết áp ổn định. Bổ sung đầy đủ kali đồng thời cũng giúp làm giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu.
  • Cải thiện sức khỏe của xương khớp và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Ăn mít giúp bổ sung canxi, một khoáng chất rất cần thiết để xương chắc khỏe. Bên cạnh cung cấp canxi cho cơ thể, mít còn chứa vitamin C cùng với ma giê giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Trái mít còn giàu chất sắt, khoáng chất này rất cần thiết để cơ thể có thể tái tạo máu. Do đó, ăn mít có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu cũng như giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu trong cơ thể.
  • Giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn: Mít chứa hàm lượng cao khoáng chất đồng, giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp. Đồng cũng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ nội tiết tố.
  • Làm giảm nguy cơ ung thư: Ăn mít giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư nhờ giàu các thành phần Isoflavones, saponins và lignans.

+ Isoflavones: Isoflavones có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

+ Saponin: Saponin có tác dụng kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động mạnh đồng thời có khả năng ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào ác tính và tiêu diệt chúng nên rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư.

+ Lignans: Lignans là hợp chất hóa học tương tự như hormone estrogen, hoạt động bằng cách chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào bên trong cơ thể khỏi các tác hại của gốc tự do. Bổ sung lignans thường xuyên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tử cung ở người phụ nữ. Một số các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những nam giới được bổ sung chất này cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn.

  • Có lợi cho sức khỏe của mắt: Mít là loại quả có lượng vitamin A dồi dào. Bổ sung đầy đủ vitamin A từ loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt, chẳng hạn như quáng gà. Nó cũng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, hỗ trợ bảo vệ thị lực.
  • Cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới: Mít giàu các protein, kali, canxi và sắt, chúng đều là những chất cần thiết có thể cải thiện khả năng sinh sản của nam giới nhờ cải thiện số lượng, chất lượng tinh trùng.

Bà đẻ ăn mít được không?

Trả lời câu hỏi bà đẻ ăn mít được không, theo chuyên gia về dinh dưỡng thì bà đẻ hoàn toàn có thể ăn mít vào bất cứ giai đoạn trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần chú ý về hàm lượng. Trong quả mít có hàm lượng đường cao, nếu như bà đẻ dùng nhiều sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh về da phát triển như mụn nhọt, rôm sảy, lở loét miệng,… Ngoài ra, mít cũng không thích hợp cho các đối tượng bị tiểu đường, thừa cân/béo phì, mắc bệnh gan nhiễm mỡ,…

Theo các bác sĩ, bà đẻ ăn mít với một lượng vừa đủ có thể mang đến những lợi ích như:

  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà đẻ: Hàm lượng vitamin C cao trong mít có thể giúp bà đẻ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp chống lại một số bệnh lý thường gặp khi mang thai hiệu quả hơn.
  • Cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể: Bà đẻ khi ở trong giai đoạn thai kỳ sẽ phải đối mặt về những sự thay đổi lớn liên quan tới nội tiết tố trong cơ thể. Ăn mít có thể hỗ trợ điều hòa nội tiết tố
  • Giải tỏa và hạn chế căng thẳng: Nghiên cứu cho thấy, một số chất có trong mít có thể giúp chống lại cảm giác căng thẳng.
  • Tăng cường sự phát triển của thai nhi: Quả mít có chứa nhiều dưỡng chất mà em bé cần để có thể phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng dạ dày cũng như là hệ tiêu hóa: Mít được biết đến là loại quả có hàm lượng lớn các chất xơ. Điều này sẽ giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón ở bà đẻ. Ăn mít thường xuyên còn giúp ngăn ngừa triệu chứng loét dạ dày và tình trạng dạ dày nhạy cảm cho bà đẻ.
  • Ăn mít giúp cung cấp năng lượng tức thời: Mít là loại quả giàu năng lượng nên nó rất cần thiết cho những ngày các bà đẻ đang rơi vào tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu chất.
  • Giúp điều hòa huyết áp cho bà đẻ: Một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho bà đẻ trong thai kỳ chính là tình trạng tăng huyết áp. Mít được biết tới là loại quả có chứa lượng kali dồi dào. Bổ sung đầy đủ kali sẽ có tác dụng kiểm soát ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch trong thai kỳ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho biết, kali là khoáng chất có tác dụng giúp làm giảm áp lực mà muối gây ra lên động mạch đồng thời lượng chất xơ cao trong mít giúp làm giảm mức cholesterol, hạn chế được tình trạng cao huyết áp.

Một số lưu ý khi ăn mít

  • Ăn vừa đủ: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi lần ăn mít bạn chỉ nên ăn khoảng 4đến 5 múi mít. Ăn quá nhiều mít cùng một lúc có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao gây nóng gan, không tốt cho gan và thận.
  • Không nên ăn mít vào buổi tuổi: Bạn không nên ăn mít vào buổi tối vì mít giàu dinh dưỡng cùng một số thành phần trong loại trái cây này có thể gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
  • Các đối tượng không nên ăn mít:

+ Những người mắc bệnh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ hoặc mỡ trong máu cao thì nên hạn chế/không nên ăn mít vì lượng đường trong loại quả này cao, khi ăn sẽ dễ dẫn đến làm gia tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

+ Những người đang bị mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn mít vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh về da phát triển.

+ Những người bị thừa cân/béo phì không nên ăn mít vì nó có thể khiến cân nặng sẽ tiếp tục gia tăng.

Cách chọn mít tươi ngon và hướng dẫn bảo quản mít

Hiện nay vì lợi nhuận mà không ít người bán sẵn sàng tẩm hóa chất vào mít để mít được tươi lâu, chín màu đẹp mắt, thu hút người mua. Để có thể chọn được mít tươi ngon, người mua cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý tới hình dáng quả mít: Khi mua mít, chuyên gia khuyến cáo người dân nên chọn những quả mít có hình dáng tròn đều, không có chỗ lồi lõm, nên chọn quả mít mà khi nhấc lên sẽ thấy nặng tay. Quả mít nếu chín tự nhiên sẽ có phần mắt mở to, gai không nhọn, thưa hơn so với lúc khi trái còn xanh. Quả mít bị ép chín thường có gai nhọn, rất cứng và dày.
  • Chú ý tới mùi thơm của mít: Mít khi chín sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, đi từ xa cũng đã ngửi thấy. Trái lại, mít bị tiêm thuốc sẽ không có độ thơm lừng như là mít chín cây, thậm chí không có mùi.
  • Chú ý tới phần nhựa mít: Khi bạn bổ ra, nếu như thấy ra ít nhựa và không có nhựa trắng thì đó là mít chín trên cây. Mặt khác, nếu như mít bị tiêm thuốc thường sẽ có nhựa trắng chảy ra từ ở trong ruột.
  • Chú ý tới phần múi mít: Múi mít của quả chín cây sẽ thường có màu vàng óng rất đẹp, phần cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc là màu trắng. Nếu như là mít chín ép, múi cũng sẽ có màu vàng nhưng khi ăn có cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như các múi mít.

Để bảo quản mít ăn dần, bạn có thể bổ mít, bỏ xơ, lọc hột và đựng trong hộp nhựa, đậy nắp thật kín rồi cho vào tủ lạnh. Mít có mùi khá nồng để tủ lạnh dễ ám mùi nên cần đảm bảo đậy nắp kín trước khi cho vào nhé.

Trên đây là giải đáp bà đẻ ăn mít được không, bạn có thể để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTINE 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn nếu có thắc mắc về thai kỳ cần được giải đáp nhé.

Tags

SHARE:

đặt hẹn khám online

Để nhận ưu đãi từ phòng khám

BẢN QUYỀN @ 2020 THUỘC VỀ phòng khám đa khoa y học quốc tế