Địa chỉ: Số 12 - 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
phòng khám đa khoa y học quốc tế

Cơ sở y tế chất lượng cao

Được Sở y tế Hà Nội cấp phép
0836 633 399

Bệnh gút có ăn ốc bươu được không?

Nguyễn Phương Hồng - 11-06-2023

  • 670
  • 82

Bệnh gút có ăn ốc bươu được không

Ốc bươu là một món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có chứa rất nhiều đạm và canxi. Vậy người bị bệnh gút có ăn ốc bươu được không? Để có lời giải đáp cho vấn đề này, mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

ỐC BƯƠU LÀ ỐC GÌ?

Ốc bươu là một loại động vật thân mềm, không xương sống và được bao bọc trong một lớp vỏ vôi tròn và khá nhẵn. Vỏ ốc bươu thường có màu nâu đen hoặc đen tuyền. Loại ốc này thường sinh sống ở những nơi ẩm thấp như: Trong bùn đất, ao hồ, ruộng nước, kênh mương,…

Từ lâu, ốc bươu đã trở thành một loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhiều người yêu thích ốc bươu không chỉ bởi phần thịt ốc ngọt, dai giòn mà còn nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đa dạng.

Ốc bươu có chứa ít chất béo, nhưng lại rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Magie, selen, canxi, photpho, sắt, đồng,…

BỆNH GÚT CÓ ĂN ỐC BƯƠU ĐƯỢC KHÔNG?

Trên thực tế, ốc bươu là loại thực phẩm có hàm lượng protein khá cao. Đối với những người có sức khỏe bình thường, thì việc bổ sung đầy đủ chất đạm là vô cùng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc bệnh gout, thì các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên ăn các món ăn từ các loại ốc nói chung và ốc bươu nói riêng.

Việc ăn ốc bươu sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, khiến các triệu chứng đau sưng của bệnh gout ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ đó, gây khó khăn cho việc vận động. Do đó, người mắc bệnh gout cần lưu ý tránh sử dụng các món ăn từ ốc để đảm bảo quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÁC MÀ NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT CẦN KIÊNG

Gout là một loại bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh các loại thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh Gout. Một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp và cải thiện tình trạng bệnh. Vậy bị bệnh Gout nên kiêng ăn gì ?

  • Nội tạng động vật (như: Gan, thận, tim, dạ dày, óc…) có hàm lượng purin cao, góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó, khiến bệnh gout trở nên nặng hơn, gây ra các cơn sưng đau khớp dữ dội.
  • Một số loại hải sản như: Cá trích, cá ngừ, ngao, sò, ốc,…có chứa hàm lượng purin và chất đạm cao. Do đó, nếu người mắc bệnh gout ăn nhiều hải sản thì sẽ có thể làm tăng sản sinh axit uric, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Đồ uống chứa cồn: Bia rượu được xem là những loại thức uống không lành mạnh đối với bệnh nhân bị bệnh gout. Theo các nghiên cứu, bia rượu có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể đến 6.5%.
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng,… sẽ làm những cơn đau nhức khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần thay thế chúng bằng các thực phẩm tươi mới và tự chế biến.
  • Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì đây là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp, có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

BỊ BỆNH GÚT NÊN ĂN GÌ?

Khi mắc bệnh Gout, các bạn nên sử dụng những loại thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt

Các loại trái cây giàu vitamin C như: Cam, chanh, dâu tây, ổi và kiwi…rất tốt cho những người mắc bệnh Gout. Bởi vitamin C mang lại hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch. Từ đó, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh Gout.

  • Trứng

Mặc dù có hàm lượng protein cao nhưng protein trong trứng không gây ảnh hưởng nhiều đến nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, hàm lượng axit béo Omega – 3 trong trứng còn có khả năng ức chế các phản ứng viêm và làm giảm tình trạng sưng đau tại các khớp do bệnh Gout gây ra. Những người mắc bệnh Gout nên ăn trứng được chế biến bằng cách hấp, luộc,…

  • Các loại đậu

Do có rất nhiều loại thịt được loại bỏ khỏi thực đơn của người mắc bệnh gout nên những người này cần phải bổ sung nguồn protein từ thực vật thay thế. Cụ thể là: các loại đậu Hà Lan, đậu lăng… Những loại đậu này có khả năng trung hòa axit uric, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là loại đồ uống có chứa rất ít purin, nên không ảnh hưởng đến bệnh nhân Gout. Ngoài ra, trong sữa còn có chứa một số loại protein nhất định có khả năng kháng viêm, giúp quá trình đào thải axit uric qua thận diễn ra nhanh chóng.

Người bệnh nên lựa chọn các loại sữa động vật, đặc biệt là sữa bò và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Ưu tiên chọn các loại sữa tách béo, sữa không đường để bảo vệ sức khỏe.

  • Trà xanh

Trà xanh là loại thức uống tuyệt vời dành cho những bệnh nhân mắc bệnh Gout. Các chất chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ giúp giảm các triệu chứng đau, sưng khớp.

Việc sử dụng trà xanh với một lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ có thể giúp kích thích nhu cầu đi tiểu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.

  • Uống đủ nước

Bệnh nhân Gout cần uống nhiều nước trong ngày, từ 2 – 2.5 lít nước/ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas sẽ giúp tăng cường đào thải axit uric qua đường tiểu. Các loại đồ uống tốt cho người bệnh Gout là: Nước lọc, nước ép dứa, nước ép táo,…

NHỮNG LƯU Ý TRONG SINH HOẠT KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

Để điều trị bệnh Gout hiệu quả, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc cùng với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh:

  • Giảm cân

Khi bạn bị thừa cân, cơ thể có sự đề kháng insulin. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong máu. Do đó, việc giảm cân sẽ giúp người bệnh giảm đề kháng insulin và giảm lượng axit uric trong cơ thể.

  • Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục đều đặn không chỉ giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp cải thiện quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giữ mức axit uric thấp.

  • Uống đủ nước

Việc uống đủ nước sẽ giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua thận, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.

  • Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế vận động

Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức khớp, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tạm ngừng mọi hoạt động để đảm bảo tình trạng viêm khớp không trở nên nặng hơn.

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều. Bởi việc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh cũng như dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa:

Việc đi tái khám sẽ giúp bác sĩ kiểm tra lại kết quả điều trị cũng như có thể thay đổi loại thuốc điều trị cho bệnh nhân (nếu cần).

Trên đây là những thông tin về vấn đề: Bệnh gút có ăn ốc bươu được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Tags

SHARE:

đặt hẹn khám online

Để nhận ưu đãi từ phòng khám

BẢN QUYỀN @ 2020 THUỘC VỀ phòng khám đa khoa y học quốc tế