Tôm thuộc loài động vật giáp xác, ăn tạp, sống ở dưới nước. Tôm là món ăn ưa thích của nhiều người bởi vị thơm ngon khi nấu chín và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Mới phá thai có ăn tôm được không? Cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu tại nội dung chia sẻ dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của tôm
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, 100 gram tôm nấu chín có thể cung cấp:
- 99 calo
- 3 gram chất béo
- 2 gram carbs
- 189 miligram cholesterol
- 111 miligram natri
- 24 gram protein
Đặc biệt, tôm cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, nổi bật là vitamin B12, iốt, phốt pho, kẽm, đồng, ma giê, canxi, kali, sắt, mangan,…
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn tôm có thể mang đến một số lợi ích về sức khỏe như:
- Hỗ trợ quá trình giảm cân
Tôm có hàm lượng calo thấp, giàu protein, ít chất béo nên rất phù hợp có trong thực đơn của những người đang muốn giảm cân.
Hàm lượng kẽm cao trong tôm khi vào cơ thể cũng sẽ kích thích sản xuất leptin – một hormone có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng chất béo, cảm giác thèm ăn và việc sử dụng năng lượng tổng thể của cơ thể.
Tôm cũng chứa đáng kể iốt có tác dụng kiểm soát năng lượng khi cơ thể đang ở chế độ nghỉ ngơi.
- Ngăn ngừa thoái hóa võng mạc
Các nghiên cứu chỉ ra trong tôm có chứa một hợp chất được gọi là heparin. Chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa võng mạc liên quan đến tuổi tác.
Ngoài ra, trong tôm chứa astaxanthin có tác dụng làm giảm tình trạng mỏi mắt, đặc biệt là với những người làm việc với máy tính thường xuyên.
- Tốt cho hệ cơ xương khớp
Canxi là khoáng chất cần thiết giúp đảm bảo sự khỏe mạnh của hệ cơ xương khớp. Theo Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Tôm giàu canxi, cứ 100 gram tôm có thể cung cấp khoảng 2.000 mg canxi cho cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe cho não
Ăn tôm thường xuyên có thể cải thiện tập trung và ghi nhớ nhờ tăng cường lượng máu lưu thông tới não. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ, các nhà khoa học nhận thấy những người ăn 100 gram tôm mỗi ngày có điểm số IQ cao hơn đáng kể những người ít ăn hoặc không ăn.
Ngoài ra, astaxanthin, một chất được tìm thấy trong tôm cũng đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm não.
Các nhà khoa học cho biết, tôm là món ăn không thể thiếu trong thời gian mang thai để đảm bảo cho sự phát triển não của bé khi nằm trong bụng mẹ.
- Bổ sung máu cho cơ thể
Tôm được biết tới là thực phẩm giàu sắt. Khoáng chất này có tác dụng quan trọng trong việc kích thích cơ thể tái tạo máu.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim
Thành phần của tôm còn giàu các axit béo omega-3. Đây là axit lành mạnh có tác dụng làm giảm cholesterol “xấu” trong cơ thể, từ đó phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- Giúp chống lão hóa da
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng lão hóa ở da, làm tăng tình trạng xuất hiện nếp nhăn và da sạm.
Ăn tôm thường xuyên có thể làm giảm tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da của bạn nhờ thành phần astaxanthin.
- Ngăn ngừa rụng tóc
Thiếu kẽm có thể gây ra tình trạng rụng tóc và bạn có thể bổ sung khoáng chất này bằng cách ăn tôm thường xuyên hơn.
Tôm cũng đã được chứng minh có thể làm tăng sự chắc khỏe của tóc, giúp tóc mềm mại và óng ả.
- Ăn tôm giúp giảm nguy cơ ung thư
Ăn tôm giúp bổ sung selenium, một khoáng chất đã được nghiên cứu phát hiện bổ sung thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư phổi.
Bên cạnh đó, tôm còn giàu selen, là thành phần chính của các enzyme chống oxy hóa có khả năng chống lại sự xuất hiện và phát triển của các gốc tự do có thể gây ung thư.
Ngoài ra, selen cũng sẽ làm chậm sự phát triển của khối u ác tính bằng cách cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ức chế sự hình thành của các mạch máu dẫn đến các khối u ác tính tạo điều kiện cho chúng phát triển và di căn.
Mới phá thai có được ăn tôm không?
Theo Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện, Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, phá thai là phương pháp chủ động chấm dứt thời gian mang thai thông qua các can thiệp bằng y tế.
Phá thai hiện được chia thành 2 phương pháp: Phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa.
Phá thai bằng thuốc:
Phá thai bằng thuốc hiểu đơn giản là việc dùng thuốc để chủ động chấm dứt thai kỳ, cho các chị em phụ nữ. Quá trình này bao gồm nhiều bước liên quan đến việc sử dụng 2 thuốc và/hoặc nhiều liều của 1 thuốc.
Thông thường, các bác sĩ thường lựa chọn việc sử dụng 2 thuốc cho các chị em phụ nữ bởi khi dùng 2 thuốc thì hiệu quả hơn việc sử dụng 1 thuốc cũng như giảm thiểu các tác dụng phụ có thể gặp phải.
Phương pháp này có ưu điểm như thuận tiện, riêng tư, không cần can thiệp trực tiếp tới tử cung. Tuy nhiên, nếu như phương pháp này thất bại, các bác sĩ sẽ cần phải can thiệp bằng các phương pháp khác.
Hút thai chân không:
Hút thai chân không được định nghĩa là phương pháp bác sĩ dùng các thủ thuật đưa dụng cụ qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ cho các chị em phụ nữ.
Hiện nay, dựa trên tuổi thai mà các bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp thủ thuật khác nhau:
- Trong trường hợp thai từ 6 đến 12 tuần tuổi: Các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp hút thai chân không.
- Trong trường hợp thai từ 13 đến 18 tuần tuổi: Các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nong gắp thai để đình chỉ thai.
Có nên ăn tôm sau khi phá thai?
Với những lợi ích sức khỏe nêu trên, các chuyên gia khuyến cáo tôm là thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày. Nhiều người sau phá thai cũng muốn bổ sung tôm vào thực đơn để bồi bổ cơ thể. Vậy mới phá thai có được ăn tôm không?
Mặc dù là thực phẩm có lợi nhưng theo các bác sĩ thì có một số thời điểm không thích hợp để ăn tôm, bao gồm sau khi mới phá thai. Nguyên nhân được giải thích là, tôm cũng như các loại hải sản khác là thực phẩm có tính hàn. Phụ nữ vừa mới phá thai sức khỏe còn yếu, nếu ăn tôm có thể khiến tử cung lâu lành hơn.
Ngoài tránh ăn tôm, bác sĩ cũng khuyến cáo các chị em cần tránh một số loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo cho sự hồi phục của cơ thể sau khi phá thai.
- Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều muối
- Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiến rán
- Các loại thực phẩm cay nóng
- Thực phẩm chứa caffeine như trà, cà phê,…
- Đồ uống có cồn như bia, rượu,…
- Thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt,…
NÊN XEM THÊM:
Sau phá thai nên ăn gì?
Sau phá thai, các chị em cần đảm bảo việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tử cung nhanh chóng hồi phục và lành lặn. Chúng bao gồm:
- Nhóm thực phẩm giàu protein (đạm): Sau khi phá thai, cơ thể các chị em phụ nữ có thể mất đi một lượng máu lớn vì tình trạng ra máu âm đạo có thể kéo dài trong một vài ngày. Việc bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể sẽ kích thích quá trình tạo máu, giúp bù lại lượng máu đã mất sau phá thai. Các chị em có thể bổ sung protein qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt, ngỗng,…), gan động vật, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp cải thiện khả năng miễn dịch, phòng ngừa các nguy cơ viêm nhiễm sau phá thai cũng như giúp gia tăng tốc độ hồi phục của cơ thể. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau và trái cây. Theo khuyến cáo, các loại rau và trái cây mà chị em nên là: Rau dền, rau ngót, giá đỗ, bí đỏ, cà chua, táo, nho, chuối, cam,…
- Các loại thực phẩm giàu axit folic: Axit folic được biết tới là một loại vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu. Do đó, axit folic luôn được các bác sĩ khuyến cáo chị em sau phá thai nên bổ sung. Các thực phẩm giàu axit folic mà chị em có thể bổ sung là nội tạng động vật, rau xanh, nấm, bắp, các loại đậu.
- Các loại thực phẩm giàu canxi: Các bác sĩ cho biết sau phá thai, canxi rất cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe của các chị em. Nếu thiếu canxi, chị em có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau phá thai như dễ cảm thấy đau nhức, người mệt mỏi và mất ngủ. Do đó, các chị em nên bổ sung đầy đủ canxi sau phá thai. Canxi có thể được tìm thấy trong hạnh nhân, rau xanh đậm, nấm, kiwi, một số loại thịt,…
- Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà chị em sau phá thai có thể bổ sung là khoai lang, thịt gà, các loại hoa quả như chuối, bơ,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Phần lớn cơ thể là nước nên việc bổ sung nước mỗi ngày rất quan trọng, đặc biệt là sau phá thai. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 6 – 8 cốc mỗi ngày (tương đương 2 lít nước).
Như vậy chúng ta đã có được lời giải đáp mới phá thai có ăn tôm được không. Các bác sĩ nhấn mạnh, chăm sóc sau phá thai có ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Trong trường hợp có các biểu hiện bất thường như âm đạo ra nhiều máu kéo dài trong nhiều ngày, đau tức bụng dữ dội, sốt cao, mệt mỏi, khí hư bất thường,… cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để bác sĩ kịp thời thăm khám và xử lý. Nếu có thắc mắc về phá thai cần được bác sĩ giải đáp, vui lòng liên hệ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 bất cứ khi nào.