Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng sau phá thai bởi nó tác động tới tốc độ hồi phục của cơ thể, đặc biệt là tử cung. Nhiều người cho rằng có một số thực phẩm mà người phụ nữ sau phá thai không nên ăn vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là măng. Điều này có đúng không? Phá thai xong ăn măng được không? Hãy đọc ngay thông tin phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ dưới đây để có được lời giải đáp chính xác nhất.
Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của măng
Măng là thành phần quen thuộc, có nhiều trong món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trung bình 100 gram măng tươi có thể cung cấp:
- 92 gram nước
- 1,7 gram protid
- 1,7 gram glucid
- 4,1 gram chất xơ
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ăn măng có thể mang đến những lợi ích về sức khỏe như:
- Hỗ trợ giảm cân: Măng là một sự lựa chọn khá phù hợp nếu như bạn đang muốn giảm đi cân nặng của mình. Bởi măng ít calo trong khi lại giàu chất xơ, có thể giúp bạn kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cũng như tạo cảm giác no lâu hơn, ít có cảm giác thèm ăn vặt hơn.
- Hỗ trợ kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch: Ăn măng có thể làm giảm cholesterol “xấu”, cải thiện cholesterol tổng thể, rất tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ giúp giảm nguy cơ hình thành mảng bám ở động mạch, tạo điều kiện cho máu lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể tốt hơn.
- Phòng ngừa bệnh ung thư: Trong măng chứa một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra, măng còn giàu phytosterol, một chất tự nhiên có khả năng ức chế sự tăng trưởng đột biến của các khối u ác tính.
- Hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch: Ăn măng thường xuyên có thể giúp cải thiện hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm,… nhờ giàu hàm lượng vitamin C.
- Chống viêm hiệu quả: Trong măng cũng chứa nhiều hợp chất chống viêm, có tác dụng giảm viêm cũng như gia tăng khả năng phục hồi các vết xước và loét trên cơ thể.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: Ăn măng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,…
- Cải thiện hoạt động của hệ hô hấp: Nhờ giàu chất chống viêm, ăn măng có thể hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp. Măng cũng có tác dụng như một chất chống long đờm tự nhiên nữa đấy.
Phá thai xong ăn măng được không?
Nhiều chị em băn khoăn không biết phá thai xong ăn măng được không? Theo khuyến cáo, sau khi phá thai, các chị em vẫn có thể ăn măng nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Măng cần được xử lý, khử độc bằng cách ngâm dấm chua: Trong măng tươi có chứa axit cyanide. Đây là một loại axit có thể gây hại cho cơ thể con người. Do đó, nếu như không biết xử lý măng tươi đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Để loại bỏ axit cyanide, các chuyên gia khuyến cáo măng sau khi mua cần được ngâm với giấm trong nhiều ngày, khi măng chuyển sang màu vàng và có mùi thơm mới có thể sử dụng. Nếu như măng chưa được ngâm giấm chua đủ thời gian, liều lượng axit cyanide trong măng còn cao có thể dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Măng cần phải được nấu chín: Sau khi ngâm trong dấm chua, măng cần được nấu chín, luộc kỹ, tiến hành luộc đi luộc lại thật nhiều lần, mỗi lần luộc măng cần tiến hành thay nước. Đồng thời trong quá trình luộc măng cũng cần phải mở nắp vung ra để độc tố có thể bay bớt ra bên ngoài không khí.
Không được uống nước măng: Không ít người cho rằng uống nước măng luộc có thể giúp thanh lọc, mát gan, giải nhiệt cơ thể… nhưng nước luộc măng thường còn chứa độc tố, có thể gây hại nếu uống.
Không ăn măng trong thời gian mang thai: Mang thai là khoảng thời gian cực kỳ nhạy cảm nên các bà mẹ cần phải hết sức cẩn thận! Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất các bà mẹ khi mang thai nên hạn chế ăn măng, trong trường hợp muốn ăn thì phải luộc thật kỹ, luộc đi luộc lại thật nhiều lần để loại bỏ độc tố tự nhiên có trong măng.
Những người bị đau dạ dày không nên ăn măng: Một số thành phần trong măng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người bị đau dạ dày.
Để đảm bảo sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau phá thai, các bác sĩ khuyến cáo chị em cần cung cấp đầy đủ:
+ Nhóm thực phẩm giàu tinh bột: Tinh bột là nhóm thực phẩm chính giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể sau phá thai. Các chị em nên bổ sung các loại tinh bột hấp thụ chậm tốt cho cơ thể như gạo lứt, khoai lang,… vì chúng lành mạnh và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu.
+ Nhóm thực phẩm giàu protein: Sau phá thai, cơ thể các chị em thường sẽ mất đi một lượng máu đáng kể. Bổ sung các thực phẩm giàu protein rất cần thiết để kích thích cơ thể tái tạo máu. Các loại thực phẩm giàu protein có thể kể đến là thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, gan động vật, các loại hạt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
+ Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rất cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất và phục hồi của cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có thể kể đến là rau xanh (như rau ngót, rau bina, rau dền, bông cải xanh,…), các loại củ quả (cà rốt, cà chua, bí đỏ,…), hoa quả (như cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, nho,…).
NÊN THAM KHẢO THÊM:
Trên đây là giải đáp của bác sĩ phá thai xong ăn măng được không. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn miễn phí về kế hoạch hóa gia đình, đình chỉ thai nghén hiệu quả và an toàn.