Địa chỉ: Số 12 - 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
phòng khám đa khoa y học quốc tế

Cơ sở y tế chất lượng cao

Được Sở y tế Hà Nội cấp phép
0836 633 399

Sau sinh ăn ốc được không?

Bác Sĩ Hà Thị Huệ - 12-05-2023

  • 263
  • 69

Sau sinh ăn ốc được không

Ốc là món ăn hấp dẫn, giàu chất dinh dưỡng và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong thời gian mang thai và sinh con xong thì bà bầu thường được khuyên là nên tránh ăn ốc. Bởi ăn ốc có thể khiến bạn bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hoá… ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ cũng như chất lượng sữa cho em bé. Vậy thì sau sinh ăn được không? Sinh xong sau bao lâu thì có thể ăn được ốc.

SAU SINH ĂN ỐC ĐƯỢC KHÔNG?

Ốc là món ăn hấp dẫn và ốc cũng chính là món ăn mà rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên thực tế là ốc tuy là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể, nhưng chúng là thực phẩm có tính hàn và cũng là những thực phẩm có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Bởi vậy mà với câu hỏi: sau sinh ăn ốc được không? Thì câu trả lời là Không nên ăn, sau sinh và trong thời gian cho con bú, bà mẹ không nên ăn ốc nhé.

  • Đối với bà mẹ sinh thường

Những bà mẹ sinh thường theo các bác sĩ chuyên khoa cần kiêng ăn ốc sau sinh. Bởi cơ thể của người phụ nữ khi vừa mới sinh xong còn đang yếu và rất nhạy cảm, sẽ rất dễ bị tổn thương.

Hệ tiêu hoá của người mẹ lúc này chưa hoàn toàn ổn định trở lại, nếu ăn ốc sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, tổn thương, nếu ăn ốc có thể khiến hệ tiêu hoá bị kích ứng, lạnh bụng, đầy bụng hoặc tiêu chảy.

  • Đối với bà mẹ sinh mổ

Bà mẹ sinh mổ cũng tương tự với bà mẹ sinh thường, bạn cũng nên hạn chế và tránh ăn ốc sau khi sinh xong. Sau sinh mổ thì vùng bụng đã chịu nhiều áp lực, tổn thương vì vậy cần kiêng cữ và ăn uống lành mạnh để vết thương nhanh chóng được phục hồi.

Nếu ăn ốc và không may bị đau bụng, tiêu chảy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và vết thương chưa lành. Hơn nữa ăn ốc có thể khiến vết thương gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, mưng mủ và lâu lành hơn.

SAU SINH BAO LÂU THÌ CÓ THỂ ĂN ỐC TRỞ LẠI ĐƯỢC?

Bà mẹ sau sinh không nên ăn ốc ngay, sau đó thì có thể hoàn toàn ăn được. Vậy cần kiêng bao lâu thì có thể ăn được ốc trở lại?

Đối với những bà mẹ sinh thường, sức khoẻ và sự phục hồi của cơ thể tốt. Thì bà mẹ có thể ăn được ốc từ tháng 6-7 sau khi sinh em bé. 6-7 tháng sau sinh là thời gian mà cơ thể cơ bản đã phục hồi và có thể ăn được ốc rồi, tuy nhiên nếu bà mẹ có cơ địa yếu thì nên kiêng thêm 1-2 tháng nữa, ngoài ra chỉ nên ăn những món ăn từ ốc đã được chế biến thật sạch sẽ và chín kỹ, tuyệt đối không ăn ốc tái, sống.

Đối với bà mẹ sinh mổ thì cần kiêng ốc cho đến khi nào vết thường lành hẳn nhé. Vì trong ốc rất giàu thành phần protein (10.67mg/100g) có thể thúc đẩy quá mức quá trình tăng sinh Collagen ở vết sẹo làm vết thương của mẹ xuất hiện những vết sẹo lồi đó mẹ.

Ngoài ra nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với ốc thì bà mẹ lúc này cũng không nên ăn ốc, đặc biệt là những bà mẹ đang cho con bú. Bởi rất có thể em bé cũng sẽ bị dị ứng với ốc, nếu mẹ ăn ốc chất dinh dưỡng có thể chuyển vào sữa và làm em bé bị dị ứng. Cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dị ứng của các thành viên trong gia đình.

SAU SINH ĂN ỐC CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN?

Sau thời gian kiêng không ăn ốc khoảng 6-7 tháng sau sinh, thì bà mẹ có thể ăn được ốc rồi. Tuy nhiên khi ăn ốc bà mẹ cũng nên chú ý, lưu ý những điều như sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé đang bú mẹ nhé:

  • Ban đầu bạn không nên ăn ốc ngoài hàng quán, mà thay vào đó nên tự mua và chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi quá trình sơ chế và chế biến ốc đảm bảo sạch sẽ, đảm vệ sinh là rất quan trọng, nếu không kỹ càng có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Khi chế biến cần sơ chế và chế biến thật kĩ, một số cách sơ chế ốc sạch sẽ và nhanh chóng như: ngâm ốc với nước vo gạo và cắt 1 đến 2 miếng ớt vào nồi ngâm. Như vậy ốc sẽ nhả hết bùn đất và các loại giun sán kí sinh bám bên trong vỏ đó ạ.
  • Nếu và mẹ là người có cơ địa yếu, hệ tiêu hoá nhạy cảm hoặc mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng… thì nên tránh ăn ốc, bởi ăn ốc có thể khiến tình trạng bệnh chuyển nặng và nghiêm trọng hơn.
  • Ốc là loại thực phẩm có tính hàn, khi ăn nên kết hợp với gừng để làm ốm bụng, giảm tanh. Ngoài ra bà mẹ khi ăn ốc cũng cần lưu ý không nên kết hợp với những thực phẩm, những loại rau của hoặc trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, lê, táo, dưa hấu, hồng, dưa lê… Việc ăn tráng miệng với những trái cây giàu vitamin C hoặc kết hợp ốc với các loại rau củ giàu vitamin C sẽ dễ khiến bà mẹ bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá.

MỘT SỐ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ ỐC MANG ĐẾN CHO SỨC KHOẺ

Ốc và những món ăn từ ốc được nhiều người yêu thích không chỉ đơn giản vì chúng được chế biến thành rất nhiều những món ăn hấp dẫn, mà còn bởi vì ốc là thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng, ốc chứa ít chất béo, giàu đạm và chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào:

  • Ốc giàu Magie: Magie có vai trò hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp xương và răng chắc khỏe, ngoài ra magie còn tham gia điều hòa các dưỡng chất như: kẽm, canxi, kali và vitamin D… Trong 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie, đáp ứng khoảng 53% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho năm giới trưởng thành và 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.
  • Ốc chứa hàm lượng Selen lớn: Selen có vai trò như một enzyme selenoprotein, giúp cải thiện chức năng nội tiết và miễn dịch trong cơ thể. Theo khuyến nghị, phụ nữ và năm giới trưởng thành cần khoảng 55 mcg selen mỗi ngày. Trong 85g ốc có chứa 23,3 mcg selen, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể. Không chỉ vậy, Selen còn có khả năng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, viêm khớp, nhiễm trùng tái phát.
  • Ốc là nguồn cung cấp Vitamin E lý tưởng: Thành phần dinh dưỡng của ốc rất giàu vitamin E, đây là vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa vitamin K và bảo vệ các tế bào trước tác động gây hại của gốc tự do. Thiếu vitamin E sẽ khiến cho việc kiểm soát cơ bắp khó khăn hơn, mắt cử động bất thường hoặc các bộ phận như: gan, thận gặp các vấn đềbất thường và tổn thương. Vì vậy, cung cấp đầy đủ vitamin E sẽ làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh đái tháo đường, ung thư, rối loạn thần kinh và tim mạch.
  • Ốc có thành phần Phốt phô cao: Trong ốc có chứa hàm lượng lớn Phốt pho, đây là chất có tác dụng duy trì mật độ canxi cho xương và điều hòa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ trong việc sản xuất ra ADN và ARN liêu quan đến chuyển hoá vật chất của quá trình di chuyền.

Như vậy trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ về những lợi ích cũng những lưu ý khi ăn ốc để đảm bảo an toàn có bà mẹ và em bé. Hy vọng qua những chia sẻ này bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích và có thể tìm được lời giải cho băn khoăn: sau sinh ăn ốc được không? Nếu bà mẹ vừa mới sinh xong thì nên kiêng ăn ốc nhé, còn nếu bạn đã sinh được 6-7 tháng thì có thể ăn được ốc rồi, nhưng nên chú ý đảm bảo chế biến sạch sẽ, chín kỹ để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nhé.

Tags

SHARE:

đặt hẹn khám online

Để nhận ưu đãi từ phòng khám

BẢN QUYỀN @ 2020 THUỘC VỀ phòng khám đa khoa y học quốc tế